ສິ່ງທີ່ຄວນສັງເກດກ່ຽວກັບເບກລົດໄຟຟ້າ

Như các bạn đã biết, phanh xe điện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Giúp xe giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển. Đây là bộ phận được sử dụng thường xuyên và rất quan trọng. Vì vậy cần nắm rõ được ưu nhược điểm và cách khắc phục khi gặp sự cố để đảm bảo an toàn.

Nội dung chính

1, Phanh đĩa

1.1 Đặc điểm của phanh đĩa

Phanh đĩa được trang bị cho rất nhiều loại phương tiện. Với dòng xe điện thì thường được trang bị cho xe máy điện. Và hiện nay những dòng xe đạp điện mới nhất cũng đang dần được trang bị loại phanh này

Loại phanh này có kết cấu gọn nhẹ, thiết kế nan hoa có lỗ. Với kết cấu này sẽ cho khả năng tỏa nhiệt và tăng độ ma sát tốt hơn. Cấu tạo đơn giản hơn nên việc kiểm tra bảo dưỡng dễ dàng hơn. Nhờ thiết kế như vậy nên khả năng thoát nước tốt hơn. Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh sẽ tự điều chỉnh tay phanh mỗi khi hoạt động.

Phanh đĩa có độ bám tốt hơn phanh cơ bởi lực tác động của má phanh thẳng góc lên bề mặt đĩa. Do vậy các chi tiết khác nhau của phanh đĩa có độ chính xác và độ bền khá cao.

Tuy nhiên, loại phanh này cũng hay phát sinh những lỗi và hỏng hóc mà bạn cần biết.

Bạn có thể tham khảo những dòng ລົດຈັກໄຟຟ້າ của Before All. Tất cả những dòng xe máy điện của Before All đều được kiểm định nghiêm ngặt, theo quy trình khắt khe để đem trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

1.2 Các lỗi thường gặp ở phanh đĩa

Tiếng kêu loẹt xoẹt phát ra từ phanh đĩa: Đây là tình trạng khá phổ biến với phanh đĩa.

Nguyên nhân có thể là do vành đĩa bị cong hoặc đã dính quá nhiều bụi bẩn. Với trường hợp vành đĩa bị cong, hãy đến các trung tâm sửa chữa để thay thế vành đĩa. Còn với trường hợp dính quá nhiều bụi bẩn bạn chỉ cần xịt nước thật mạnh vào vị trí vành. Việc này sẽ giúp loại bỏ các vết đất cát, bùn bẩn dính trên vành phanh.

Phanh bị kẹp chặt vào phanh đĩa: Sau một thời gian sử dụng, dầu phanh trong hệ thống phanh sẽ bị hết hoặc trở nên mất tác dụng. Hệ quả là bộ phận pít tông không thể hoạt động được, làm má phanh bị bám lấy đĩa phanh. Khi xảy ra tình trạng này, bạn sẽ không thể chạy xe một cách bình thường được nữa. Cách xử lý duy nhất là tìm đến trung tâm sửa chữa để thay thế dầu phanh.

Tiếng động phát ra khi bóp phanh: Một ngày nào đó khi bạn sử dụng phanh và cảm thấy bị giật mình bởi những tiếng động bất thường phát ra. Rất có thể bộ phận má phanh đã bị mòn, khiến cho đĩa phanh tiếp xúc với phần khung má phanh và gây ra tiếng kêu to. Nghiêm trọng hơn là việc hệ thống phanh sẽ bị giảm hiệu quả hoạt động, gây mất an toàn. Cách giải quyết tốt nhất là bạn hãy thay thế một chiếc má phanh mới.

Bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng và sửa chữa. Ví dụ như vệ sinh định kỳ và sau khi sử dụng xe trong các điều kiện đường nhiều bùn đất, cát bụi. Thường xuyên kiểm tra dầu mỡ tại các vị trí khớp nối dẫn động và dây phanh để đảm bảo phanh luôn hoạt động trơn tru. Tuy nhiên với phanh đĩa thì các đầu tay ga của xe đều có củ dầu chuyên dụng riêng bạn nhé.

 2, Phanh cơ 

2.1 Đặc điểm của phanh cơ

Phanh cơ được biết nhiều hơn khi trang bị cho những mẫu xe đạp điện. Loại phanh này có độ bền ca. Lý do là bởi cấu tạo phanh khép kín chắn bụi tốt, độ chịu nhiệt tương đối cao. Bề mặt của phanh được làm từ vật liệu ổn định, chống mòn độ bền cao. Vì vậy không gây mất an toàn cho người lái. Khả năng chịu nhiệt và ma sát tốt nên phanh cơ thích hợp di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao. Giá thành rẻ hơn so với phanh đĩa.

2.2 Các lỗi thường gặp ở phanh cơ

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy phanh cơ của bạn sắp hỏng mà bạn nên quan tâm tới.

Phanh không ăn: Hiện tượng này xảy ra khi bạn bóp phanh rất mạnh nhưng xe giảm với tốc độ rất chậm hoặc không hề giảm.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Ngoài ra, má phanh bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.

Phanh bị kêu: Ngay cả khi bạn đang sắt xe và trên xe không có tải trọng nhưng vẫn có tiếng kêu phát ra từ phanh.

Nguyên nhân có thể là do:

  • Má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh
  • Cát hoặc nước vào má phanh
  • Trục quả đào bị mòn
  • Bề mặt làm việc của tang phanh bị xước.

Trong trường hợp này bạn nên tìm đến các địa điểm bảo hành, sửa chữa xe điện uy tín để sửa chữa.

Nặng phanh: Hiện tượng này gặp chủ yếu ở phanh cơ bánh trước. Nguyên nhân là do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu. Cách khắc phục đơn giản nhất là xịt dầu bôi trơn vào đầu trục của phanh.

Bó phanh: Đây là hiện tượng sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi bề mặt tang phanh. Kết quả là gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của xe.

Nguyên nhân có thể do:

  • Trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu;
  • Lò xo hồi vị phanh yếu;
  • Bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành rãnh sâu;
  • Má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về;
  • Rửa xe hoặc đi mưa về để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các lỗi phanh xe điện. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc khi gặp những lỗi về phanh xe điện. Những kiến thức này luôn được cập nhật tại Before all để đem lại cho người dùng những thông tin hữu ích.

ຕອບກັບ

ເມວຂອງທ່ານຈະບໍ່ຖືກເຜີຍແຜ່ໃຫ້ໃຜຮູ້ ບ່ອນທີ່ຕ້ອງການແມ່ນຖືກຫມາຍໄວ້ *